Trĩ là bệnh rất phổ biến ở người trưởng thành, ước tính có khoảng 4% dân số bị bệnh này. Ở những người trên 50 tuổi thì tỷ lệ có biểu hiện triệu chứng của bệnh là trên 50%. Về mặt giải phẫu, bệnh trĩ được phân loại thành: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp dựa trên mốc giải phẫu là đường lược ở ống hậu môn. Về mặt lâm sàng, năm 1980, Golihger phân lọai trĩ nội thành 4 độ từ độ 1đến độ 4, đây là phương pháp phân loại phổ biến nhất vẫn được áp dụng cho đến ngày nay. Tuy nhiên, trong thực hành lâm sàng phương pháp phân loại này bộc lộ hạn chế là không đề cập đến các tổn thương khác của bệnh như: chảy máu, da thừa và tình trạng tắc mạch trong các búi trĩ... Và gần đây, các nhà hậu môn trực tràng đã xây dựng cách phân loại bệnh trĩ theo BPRST chi tiết hơn được đánh giá là có giá trị thực hành cao.
B0P0R0S1T1
B0P1R2S0T0
Hình ảnh minh họa trĩ giai đoạn III
Cách phân loại trĩ theo BPRST, đây là những chữ cái đầu của các dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng bằng tiếng Anh.
B: Bleeding là mức độ chảy máu trĩ khi đại tiện.
P: Prolapse là mức độ sa trượt niêm mạc của búi trĩ khi đại tiện.
R: Reduction là mức độ co hồi của búi trĩ sau khi đại tiện.
S: Skin tags là da thừa hậu môn.
T: Thrombose là tình trạng tắc mạch trong búi trĩ.
Mỗi một dấu hiệu và triệu chứng trên sẽ được phân thành các mức độ cụ thể sau:
Từ bảng trên bệnh trĩ sẽ được phân loại thành các giai đoạn và kèm theo hướng điều trị như sau:
Nhìn vào 2 bảng trên chúng ta thấy rằng: cách phân loại trên tỏ ra chi tiết hơn và có giá trị thực hành chi tiết. Theo đánh giá ban đầu của các bác sĩ Khoa Ngoại tiêu hóa và Tổng hợp - Bệnh viện Việt Nam -Thụy Điển Uông Bí, phương pháp phân loại này khi áp dụng hơn một năm qua rất có giá trị trong chỉ định: điều trị nội khoa, thủ thuật hay phẫu thuật. Riêng trong phẫu thuật giúp phẫu thuật viên tư vấn cho người bệnh và lựa chọn phương pháp phẫu thuật trước khi mổ chính xác hơn nên ít phải chuyển đổi kỹ thuật trong khi phẫu thuật.