Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2024)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2023)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2023)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 175
  • Tổng truy cập: 21.929.556
Đo hoạt độ GGT trong máu
Cập nhật: 22/11/2022
Lượt xem: 13.315
GGT là một enzyme gắn ở màng tế bào, có vai trò xúc tác vận chuyển nhóm gamma- glutamyl từ các phân tử như glutathione tới chất nhận có thể là amino acid, peptide... GGT đóng vai trò chủ đạo trong việc tổng hợp và giáng hóa của glutathione, thuốc, các chất xenobiotic. Mặc dù mô thận là nơi có nồng độ GGT cao nhất trong cơ thể, nhưng sự hiện diện của GGT trong máu chủ yếu có nguồn gốc từ hệ thống gan mật.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng GGT trong máu tăng cao, có thể kể đến một số nguyên nhân phổ biến dưới đây:

- Người bệnh có thói quen sử dụng bia rượu trong 1 thời gian dài.
- Chế độ dinh dưỡng không khoa học khiến gan phải làm việc nặng nề như ăn nhiều chất béo, đồ dầu mỡ, ăn ít chất xơ và hoa quả.
- Làm việc quá sức, stress căng thẳng kéo dài.
- Mắc các bệnh lý về gan như viêm gan A, B, C, D.

- Bệnh nhân bị xơ gan có khối u ở gan, gan nhiễm mỡ.
- Lạm dụng các chất kích thích.
- Bệnh đái tháo đường, suy tim, viêm tuỵ.
 
 

Hình ảnh minh họa

Mức độ GGT trong máu rất nhạy cảm với những thay đổi của chức năng gan. Bình thường, GGT trong máu ở mức độ thấp, nhưng khi gan bị tổn thương, mức độ GGT có thể tăng lên. GGT là men gan tăng cao trong máu khi có bất kỳ các ống dẫn mật từ gan xuống ruột bị tắc nghẽn bởi khối u hoặc sỏi. Điều này làm cho xét nghiệm GGT là enzyme gan nhạy cảm nhất trong việc phát hiện các vấn đề về ống mật.

Tuy nhiên, đo hoạt độ GGT không phải là xét nghiệm chuyên biệt và không phải là hữu ích trong sự phân biệt giữa các nguyên nhân khác nhau của tổn thương gan bởi vì nó có thể được tăng lên với nhiều loại bệnh gan (ung thư gan và viêm gan siêu vi), bệnh khác như bệnh mạch vành tim cấp tính.


Hình ảnh minh họa
 
GGT và ALP đều tăng lên trong các bệnh gan, nhưng ALP cũng tăng cao với các bệnh của mô xương. Vì vậy, GGT có thể được sử dụng giúp xác định bệnh gan hoặc bệnh xương khi có ALP tăng. Khi uống một lượng rượu nhỏ cũng có thể làm tăng GGT. Tăng cao hơn được tìm thấy trong nghiện rượu mãn tính, nặng hơn nữa ở những người tiêu thụ 2-3 ly mỗi ngày hoặc những người uống rất nhiều vào những dịp tiệc tùng. Xét nghiệm GGT có thể được sử dụng trong việc đánh giá một người lạm dụng rượu cấp tính hoặc mãn tính.

GGT có thể được sử dụng để biết tình trạng lạm dụng rượu mãn tính của một người (GGT tăng trong khoảng 75% người uống rượu mãn tính). Đôi khi nó có thể được sử dụng để giám sát việc sử dụng rượu hoặc lạm dụng rượu ở những người đang được điều trị nghiện rượu, viêm gan do rượu.

Nếu GGT thấp hoặc bình thường, nhưng ALP tăng, nhiều khả năng là do bệnh xương. Kết quả GGT thấp hoặc bình thường cũng không loại bỏ được người đó không bị bệnh gan hoặc không uống rượu. Thuốc có thể làm tăng mức độ GGT bao gồm phenytoin, carbamazepine, và an thần như phenobarbital. Sử dụng nhiều loại thuốc theo đơn và thuốc không kê đơn khác, bao gồm các thuốc NSAIDs, thuốc hạ lipid máu, kháng sinh, thuốc chẹn thụ thể histamin (được sử dụng để điều trị nhằm giảm tiết acid trong dạ dày), các thuốc kháng nấm, thuốc chống trầm cảm, và hormone sinh dục như testosterone có thể làm tăng nồng độ GGT.

Các bài viết khác
Ý nghĩa xét nghiệm định lượng phospho trong máu(42 lượt xem)Những điều cần biết về phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ(141 lượt xem)Xét nghiệm tìm kháng nguyên virus Dengue NS1 giúp bạn phát hiện bệnh sớm để điều trị và phòng bệnh kịp thời(1.076 lượt xem)Mẫu máu vỡ hồng cầu có ảnh hưởng đến các xét nghiệm hóa sinh không?(4.723 lượt xem)Bệnh táo bón(1.628 lượt xem)Vệ sinh môi trường nhằm kiểm soát nhiểm khuẩn Bệnh viện(4.049 lượt xem)Giá trị xét nghiệm CK-MB và tỷ số CK-MB/CK (%) trong bệnh lý tim mạch(24.873 lượt xem)Bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu – có nguy hiểm không?(2.666 lượt xem)Đảm bảo chất lượng trong việc xử lý dụng cụ y tế tái sử dụng(6.673 lượt xem)Các xét nghiệm sinh hóa trong thai kỳ(5.216 lượt xem)Bàn luận về vấn đề dinh dưỡng ở người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính(2.227 lượt xem)Những lưu ý khi chăm sóc và theo dõi hậu môn nhân tạo(16.940 lượt xem)Lợi ích của xét nghiệm CRP trong chẩn đoán(10.448 lượt xem)Hội chứng chồng lấp Hen-COPD (ACOS)(13.167 lượt xem)Tiếp cận bệnh nhân phù(39.234 lượt xem)Xây dựng và đo lường chỉ số chất lượng tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí(3.666 lượt xem)Phòng ngừa ngã cho người bệnh tại Bệnh viện(11.510 lượt xem)Khảo sát hài lòng người lao động trong môi trường Bệnh viện(3.301 lượt xem)Một cách phân loại bệnh trĩ mới(7.960 lượt xem)Phòng ngừa nhiễm khuẩn ở người bệnh đặt thông tiểu(23.177 lượt xem)
Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Quảng Ninh - Giấy phép số 186/GPTTĐT-STTTT ngày 24/10/2024 của Sở Thông tin & Truyền thông
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK