Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2024)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2023)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2023)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 31
  • Tổng truy cập: 20.647.081
Phòng ngừa nhiễm khuẩn ở người bệnh đặt thông tiểu
Cập nhật: 26/05/2020
Lượt xem: 22.724
Nhiễm khuẩn tiết niệu là tình trạng vi sinh vật xâm nhập vào đường tiết niệu của người bệnh. Nhiễm khuẩn tiết niệu liên quan đến đặt ống thông tiểu xảy ra sau khi đặt ống thông tiểu cho người bệnh, đây là một trong những tình trạng nhiễm khuẩn phổ biến trong y khoa, tỷ lệ nhiễm khuẩn sẽ giảm nếu thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa kiểm soát nhiễm khuẩn.

1. Nhiễm khuẩn tiết niệu là gì
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên người bệnh nằm viện là một trong những nhiễm khuẩn thường gặp liên quan đến chăm sóc y tế. Theo các nghiên cứu có tới 25% - 40% người bệnh nhập viện phải đặt ống thông tiểu ít nhất một lần. Tỷ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu chiếm khoảng 25% số người bệnh mắc nhiễm khuẩn bệnh viện, trong đó 80% các trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu liên quan đến đặt ống thông tiểu dẫn lưu bàng quang.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có tỷ lệ tử vong thấp hơn các nhiễm khuẩn khác nhưng là nguy cơ cao dẫn đến nhiễm khuẩn huyết và tăng chi phí điều trị. Vì vậy việc phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu đóng vai trò rất quan trọng với các bác sĩ lâm sàng cũng như người bệnh.

2. Tác nhân - đường lây truyền và yếu tố nguy cơ
- Tác nhân gây nhiễm khuẩn tiết niệu: Căn nguyên gây nhiễm khuẩn tiết niệu gồm vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng nhưng vi khuẩn là nguyên nhân thường gặp nhất, trong đó chủ yếu là do vi khuẩn gram âm.

- Các đường lây truyền dẫn đến nhiễm khuẩn tiết niệu:
    + Tiếp xúc trực tiếp: Là con đường chủ yếu chiếm tới 90% số ca mắc nhiễm khuẩn tiết niệu trong bệnh viện.
    + Theo đường máu: Vi khuẩn gây nhiễm khuẩn máu xâm nhập vào đường tiết niệu gây nhiễm khuẩn máu, các trường hợp này thường nặng, tỷ lệ tử vong cao do hậu quả của nhiễm khuẩn máu.
    + Theo đường bạch huyết: Nhiễm khuẩn từ các khu vực xung quanh bàng quang theo đường bạch mạch lan đến đường tiết niệu.

- Các yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn tiết niệu
    + Các yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn tiết niệu liên quan đến đặt ống thông tiểu và dẫn lưu
         * Tắc nghẽn ứ đọng nước tiểu: Đường dẫn lưu bị tắc nghẽn tạo điều kiện cho các vi sinh vật có thời gian phát triển nhân lên tại niệu đạo, bàng quang gây nhiễm khuẩn tiết niệu.

          * Trào ngược nước tiểu khi dẫn lưu: Nước tiểu trong túi dẫn lưu trào ngược đưa vi khuẩn theo nước tiểu vào bàng quang gây nhiễm khuẩn tiết niệu.

          * Thời gian đặt ống thông tiểu kéo dài: Thời gian đặt ống thông tiểu tỷ lệ thuận với tỷ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu trên người bệnh.

         * Hệ thống dẫn lưu bị hở: Do các mối nối bị hở hoặc tuột ra trong quá trình chăm sóc khiến hệ thống dẫn lưu không kín, một chiều, dẫn đến nguy cơ nhiễm khuẩn ngược dòng.

          * Chất liệu ống thông tiểu, điều kiện vô khuẩn, bảo quản không bảo đảm có thể dẫn tới nhiễm khuẩn tiết niệu.

    + Các yếu tố nguy cơ từ người bệnh do sức đề kháng cơ thể người bệnh kém (già yếu, suy giảm miễn dịch, đái tháo đường…), người bệnh mang dẫn lưu nước tiểu dài ngày, người bệnh mang dẫn lưu mắc nhiễm khuẩn khu vực lân cận.

    +  Kỹ thuật đặt ống thông tiểu không vô khuẩn: Không thực hiện vô khuẩn tốt khi đặt và chăm sóc ống thông tiểu (vệ sinh tay, mang găng, quy trình không vô khuẩn…). vi sinh vật có thể xâm nhập vào đường tiết niệu qua bàn tay của nhân viên y tế, dụng cụ, dung dịch bôi trơn bị nhiễm khuẩn.


Đường xâm nhập của vi khuẩn dẫn đến nhiễm khuẩn tiết niệu (Hình ảnh minh họa)


Đường xâm nhập của vi khuẩn dẫn đến nhiễm khuẩn tiết niệu (Hình ảnh minh họa)

3. Phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu ở bệnh nhân đặt ống thông tiểu
- Chỉ thực hiện đặt sonde theo chỉ định của bác sĩ.
- Vệ sinh tay ngay trước và sau khi đặt ống thông tiểu hoặc khi thực hiện bất kỳ thao tác nào có tiếp xúc với thiết bị hoặc vị trí đặt ống thông tiểu.
- Sử dụng các dụng cụ, thiết bị đặt ống thông tiểu đã được tiệt khuẩn.
- Cố định ống thông tiểu ngay sau khi đặt (cố định mặt trong đùi ở vị trí thấp hơn bàng quang) để tránh di lệch ống và kéo giãn niệu đạo.
- Sử dụng ống thông tiểu có đường kính nhỏ nhất có thể với khả năng dẫn lưu tốt để giảm thiểu chấn thương niệu đạo và cổ bàng quang.
- Khi di chuyển người bệnh phải kẹp (khóa) đường dẫn nước tiểu để tránh trào ngược từ túi chứa nước tiểu vào bàng quang người bệnh.
- Duy trì hệ thống dẫn lưu nước tiểu kín khi thay túi nước tiểu, loại bỏ nước tiểu trong túi và khi lấy bệnh phẩm nước tiểu.
- Thay dẫn lưu nước tiểu khi phát hiện rò rỉ nước tiểu từ các vị trí kết nối giữa ống thông tiểu với ống dẫn lưu hoặc kết nối giữa ống dẫn lưu với túi lưu nước tiểu.
- Đặt túi dẫn lưu luôn thấp hơn so với bàng quang, giữ ống thông và túi/ống dẫn lưu nước tiểu không bị gấp, xoắn vặn để duy trì luồng nước tiểu thông suốt. Không để túi dẫn lưu chạm sàn nhà.
- Loại bỏ nước tiểu trong túi dẫn lưu thường xuyên tránh để căng, đầy túi, sử dụng túi lưu nước tiểu dùng riêng cho mỗi người bệnh.
- Mang găng khi thực hiện bất kỳ thao tác nào có động chạm tới ống thông tiểu hoặc túi lưu nước tiểu.
- Thay thế dẫn lưu nước tiểu theo chỉ định của bác sĩ, không thay thế định kỳ hoặc thường xuyên.
Các bài viết khác
Những điều cần biết về phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ(109 lượt xem)Xét nghiệm tìm kháng nguyên virus Dengue NS1 giúp bạn phát hiện bệnh sớm để điều trị và phòng bệnh kịp thời(908 lượt xem)Mẫu máu vỡ hồng cầu có ảnh hưởng đến các xét nghiệm hóa sinh không?(3.709 lượt xem)Bệnh táo bón(1.411 lượt xem)Vệ sinh môi trường nhằm kiểm soát nhiểm khuẩn Bệnh viện(3.509 lượt xem)Đo hoạt độ GGT trong máu(10.993 lượt xem)Giá trị xét nghiệm CK-MB và tỷ số CK-MB/CK (%) trong bệnh lý tim mạch(22.535 lượt xem)Bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu – có nguy hiểm không?(2.487 lượt xem)Đảm bảo chất lượng trong việc xử lý dụng cụ y tế tái sử dụng(6.023 lượt xem)Các xét nghiệm sinh hóa trong thai kỳ(4.669 lượt xem)Bàn luận về vấn đề dinh dưỡng ở người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính(2.100 lượt xem)Những lưu ý khi chăm sóc và theo dõi hậu môn nhân tạo(15.794 lượt xem)Lợi ích của xét nghiệm CRP trong chẩn đoán(10.106 lượt xem)Hội chứng chồng lấp Hen-COPD (ACOS)(11.719 lượt xem)Tiếp cận bệnh nhân phù(35.301 lượt xem)Xây dựng và đo lường chỉ số chất lượng tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí(3.563 lượt xem)Phòng ngừa ngã cho người bệnh tại Bệnh viện(10.794 lượt xem)Khảo sát hài lòng người lao động trong môi trường Bệnh viện(3.257 lượt xem)Một cách phân loại bệnh trĩ mới(7.299 lượt xem)Giá trị của xét nghiệm định lượng CEA trong máu(19.397 lượt xem)
Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK