wisswatches bonniewatches cheapchinajerseysfree nikenflcheapjerseyschina wholesalechinajerseysfreeshipping cheapjordans1 cheaprealyeezysshoesforsale chinajerseysatwholesale yeezyforcheap watchesbin cheap-airjordans
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2022)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2022)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2020)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2022)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 32
  • Tổng truy cập: 17.079.358
Bệnh sỏi đường mật chính
Cập nhật: 15/07/2019
Lượt xem: 2.399
1. Đại cương

Bệnh sỏi đường mật chính rất hay gặp ở Việt Nam và các nước Đông Á, nhất là những người sống ở vùng nông thôn.

2. Chẩn đoán

Trường hợp điển hình, người bệnh có đau hạ sườn phải, sốt rét run, vàng da, đi tiểu nước tiểu sẫm màu tái diễn nhiều lần. Nhiều người chỉ có sốt rét run hoặc đau hạ sườn phải đơn thuần.
Thăm khám bằng siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ sẽ phát hiện ra viên sỏi nằm trong đường mật.
3. Diễn biến như thế nào?
Sỏi mật đường mật chính có nhiều diễn biến rất phức tạp, theo xu hướng ngày càng nặng dần hủy hoại sức khỏe người bệnh. Do chỉ có một số ít sỏi nhỏ có thể theo dòng nước mật xuống ruột được, còn đa số sỏi sẽ nằm lại trong đường gây ra ứ dịch mật tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển trong đường mật gây nhiễm trùng mạn tính hoặc cấp tính. Điều trị nội khoa chỉ có thể giải quyết tạm thời một đợt nhiễm trùng cấp tính. Sỏi không được lấy bỏ, tình trạng ứ mật, nhiễm trùng mạn tính xen kẽ cấp tính làm cho sỏi sinh ra ngày càng nhiều hơn, to hơn, đường mật giãn ra xơ cứng, tế bào gan bị hủy hoại dần thành xơ gan. Các đợt nhiễm trùng cấp tính người bệnh có thể bị sốc rất nguy hiểm. Ngoài ra, các biến chứng như: viêm tụy cấp, áp xe gan đường mật,...vô cùng nguy hiểm đe dọa tính mạng người bệnh.

4. Điều trị

Khi nào cần điều trị?
Nếu được chẩn đoán có sỏi đường mật chính thì nên điều trị càng sớm càng tốt. Nếu có biểu hiện tình trạng nhiễm khuẩn đường mật cấp tính người bệnh phải nhanh chóng đến cơ sở y tế tin cậy để điều trị ngay.
Phương pháp điều trị?
Người bệnh không nên nghe một ai đó mách bảo dùng thuốc này thuốc kia có tác dụng làm tan sỏi mà đánh mất sức khỏe của mình.
Phương pháp nội khoa: thuốc kháng sinh, giảm đau,...chỉ là điều trị tạm thời do không giải quyết được nguyên nhân.
Phẫu thuật và thủ thuật: tùy thuộc tình trạng bệnh lý của từng người bệnh và năng lực chuyên môn của từng cơ sở y tế các phương pháp lấy sỏi ra khỏi đường mật là: mổ mở, mổ nội soi, lấy sỏi qua nội soi mật tụy ngược dòng, lấy sỏi qua da,...Những năm gần đây, nội soi đường mật ống mềm được sử dụng để hỗ trợ lấy sỏi rất hiệu quả.
Ích lợi của lấy sỏi bằng nội soi ống mềm?
Sỏi đường mật chính của nước ta có tỷ lệ sỏi nằm trong gan rất cao, cho nên phẫu thuật hay bị sót sỏi. Đây là nỗi khổ của người bệnh cũng như day dứt của người phẫu thuật viên là mổ mà không lấy hết sỏi, đặc biệt là sỏi trong gan. Sỏi sót tiếp tục gây nhiễm trùng, ứ đọng dịch mật và các viên sỏi lại tiếp tục được sinh ra. Vì vậy, người bệnh nhanh chóng tái phát bệnh sau mổ và phải tiếp tục mổ lại. Có bệnh nhân mổ 5-7 lần vẫn không hết sỏi. Từ khi áp dụng nội soi đường mật ống mềm trong mổ, tỷ lệ sót sỏi đã giảm xuống nhiều.
Tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí có đội ngũ phẫu thuật viên được đào tạo chuyên sâu và hệ thống trang thiết phẫu thuật bị hiện đại đã áp dụng kỹ thuật nội soi lấy sỏi bằng ống mềm từ rất sớm. Trên 80% người bệnh được phẫu thuật nội soi lấy sỏi đường mật chính. Từ khi áp dụng kỹ thuật này, gần 100% sỏi đường mật ngoài gan được lấy sạch sỏi, tỷ lệ này ở đường mật trong gan đạt trên 90%.
Tại sao lựa chọn Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí?
Đây là bệnh viện có bề dày thành tích hoạt động chuyên sâu về ngoại khoa hàng đầu của tỉnh Quảng Ninh và khu vực Đông Bắc của Tổ quốc.
Thái độ làm việc chuyên nghiệp, khoa học, thước đo chất lượng là sự hài lòng của người bệnh.
Chi phí điều trị hợp lý.
Khi cần, bệnh nhân liên hệ với chúng tôi để được tư vấn kỹ hơn. Số điện thoại: 02036503156. 


 

Ths. Bs. Vũ Đức Thụ  - Trưởng khoa Ngoại Tiêu hóa và Tổng hợp


Các bài viết khác
Xét nghiệm tìm kháng nguyên virus Dengue NS1 giúp bạn phát hiện bệnh sớm để điều trị và phòng bệnh kịp thời(644 lượt xem)Mẫu máu vỡ hồng cầu có ảnh hưởng đến các xét nghiệm hóa sinh không?(1.858 lượt xem)Bệnh táo bón(1.077 lượt xem)Vệ sinh môi trường nhằm kiểm soát nhiểm khuẩn Bệnh viện(2.232 lượt xem)Đo hoạt độ GGT trong máu(6.072 lượt xem)Giá trị xét nghiệm CK-MB và tỷ số CK-MB/CK (%) trong bệnh lý tim mạch(16.633 lượt xem)Bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu – có nguy hiểm không?(2.074 lượt xem)Đảm bảo chất lượng trong việc xử lý dụng cụ y tế tái sử dụng(4.924 lượt xem)Các xét nghiệm sinh hóa trong thai kỳ(3.432 lượt xem)Bàn luận về vấn đề dinh dưỡng ở người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính(1.723 lượt xem)Những lưu ý khi chăm sóc và theo dõi hậu môn nhân tạo(13.265 lượt xem)Lợi ích của xét nghiệm CRP trong chẩn đoán(9.143 lượt xem)Hội chứng chồng lấp Hen-COPD (ACOS)(9.571 lượt xem)Tiếp cận bệnh nhân phù(27.949 lượt xem)Xây dựng và đo lường chỉ số chất lượng tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí(3.245 lượt xem)Phòng ngừa ngã cho người bệnh tại Bệnh viện(9.310 lượt xem)Khảo sát hài lòng người lao động trong môi trường Bệnh viện(3.150 lượt xem)Một cách phân loại bệnh trĩ mới(6.306 lượt xem)Phòng ngừa nhiễm khuẩn ở người bệnh đặt thông tiểu(21.602 lượt xem)Giá trị của xét nghiệm định lượng CEA trong máu(18.460 lượt xem)
Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK