wisswatches bonniewatches cheapchinajerseysfree nikenflcheapjerseyschina wholesalechinajerseysfreeshipping cheapjordans1 cheaprealyeezysshoesforsale chinajerseysatwholesale yeezyforcheap watchesbin cheap-airjordans
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2022)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2022)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2020)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2022)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 101
  • Tổng truy cập: 16.699.494
6 bước để đo huyết áp chính xác
Cập nhật: 28/10/2019
Lượt xem: 36.351
Tăng huyết áp được coi là “kẻ giết người thầm lặng”. Việc xác định chỉ số huyết áp chính xác giúp chẩn đoán xác định, theo dõi, điều trị tăng huyết áp và giúp đánh giá nguy cơ tim mạch. Do đó chúng ta cần nhớ số đo huyết áp “như nhớ tuổi của mình”.

     Theo Bs. Nguyễn Đình Bảng - Khoa Nội tim mạch Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí cho biết: Chỉ số huyết áp có thể thực hiện dễ dàng bằng máy đo huyết áp đồng hồ hoặc máy đo huyết áp điện tử. Nhưng để lấy được chỉ số huyết áp một cách chính xác thì không phải là việc dễ dàng. Sau đây là 6 bước để lấy được chỉ số huyết áp chính xác do Hội tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo:


Những chú ý để lấy được chỉ số huyết áp chính xác do Hội tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo

     1. Chuẩn bị người bệnh
     - Người bệnh nghỉ ngơi, ngồi ghế tựa, 2 chân để trên sàn ít nhất là 5 phút trở lên;
     - Tránh dùng cà phê, hút thuốc, gắng sức trong vòng 30 phút trước đó;
     - Đi tiểu trước khi đo huyết áp;
     - Không nói chuyện trong quá trình nghỉ ngơi và quá trình đo huyết áp;
     - Cởi bỏ quần áo ở vị trí đo huyết áp.

     2. Kỹ thuật đo
     - Máy đo huyết áp phải được kiểm định và kiểm tra định kỳ;
     - Cánh tay đo được đỡ trên bàn;
     - Vị trí giữa băng quấn phải được đặt ngang với nhĩ phải (tương đương điểm giữa của xương ức);
     - Sử dụng băng quấn huyết áp đúng kích thước, sao cho bề dài phần nằm trong bao đo tối thiểu phải bằng 80% chu vi cánh tay;
     - Có thể sử dụng màng nghe lớn hoặc chuông nghe của ống nghe để nghe tiếng mạch đập.
     
     3. Lấy giá trị khi đo
     - Ở lần khám đầu tiên cần đo huyết áp cả 2 cánh tay, lấy cánh tay có trị số huyết áp cao hơn để đo cho những lần tiếp theo;
     - Đo lặp lại sau 1 đến 2 phút;

     - Trước khi đo huyết áp cần xác định vị trí động mạch cánh tay để đặt ống nghe. Sau khi không còn thấy mạch đập cần bơm hơi thêm 20-30mmHg;
     - Xả hơi với tốc độ 2mmHg/mỗi giây và chú ý nghe âm thanh Korotkoff để xác định chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.

     4. Xác định chính xác chỉ số huyết áp
     - Ghi lại con số huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương. Huyết áp tâm thu là chỉ số thu được tại thời điểm xuất hiện tiếng đập đầu tiên. Huyết áp tâm trương tương ứng với thời điểm mất hẳn tiếng đập.
     - Chú ý thời gian dùng thuốc hạ áp gần nhất (nếu có) trước khi đo.

     5. Lấy huyết áp trung bình giữa các lần đo
     Tính trị số huyết áp trung bình từ giá trị của 2 lần đo trở lên để phân độ huyết áp.

     6. Nhớ số đo huyết áp
     Đọc và ghi lại trị số huyết áp tâm thu/tâm trương.


Các bài viết khác
Xét nghiệm tìm kháng nguyên virus Dengue NS1 giúp bạn phát hiện bệnh sớm để điều trị và phòng bệnh kịp thời(624 lượt xem)Mẫu máu vỡ hồng cầu có ảnh hưởng đến các xét nghiệm hóa sinh không?(1.669 lượt xem)Bệnh táo bón(1.023 lượt xem)Vệ sinh môi trường nhằm kiểm soát nhiểm khuẩn Bệnh viện(2.030 lượt xem)Đo hoạt độ GGT trong máu(5.743 lượt xem)Giá trị xét nghiệm CK-MB và tỷ số CK-MB/CK (%) trong bệnh lý tim mạch(16.033 lượt xem)Bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu – có nguy hiểm không?(1.981 lượt xem)Đảm bảo chất lượng trong việc xử lý dụng cụ y tế tái sử dụng(4.775 lượt xem)Các xét nghiệm sinh hóa trong thai kỳ(3.274 lượt xem)Bàn luận về vấn đề dinh dưỡng ở người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính(1.660 lượt xem)Những lưu ý khi chăm sóc và theo dõi hậu môn nhân tạo(12.909 lượt xem)Lợi ích của xét nghiệm CRP trong chẩn đoán(9.032 lượt xem)Hội chứng chồng lấp Hen-COPD (ACOS)(9.218 lượt xem)Tiếp cận bệnh nhân phù(26.781 lượt xem)Xây dựng và đo lường chỉ số chất lượng tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí(3.169 lượt xem)Phòng ngừa ngã cho người bệnh tại Bệnh viện(9.002 lượt xem)Khảo sát hài lòng người lao động trong môi trường Bệnh viện(3.121 lượt xem)Một cách phân loại bệnh trĩ mới(6.165 lượt xem)Phòng ngừa nhiễm khuẩn ở người bệnh đặt thông tiểu(21.388 lượt xem)Giá trị của xét nghiệm định lượng CEA trong máu(18.364 lượt xem)
Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK